Dấu hiệu của trẻ tự kỷ là khác nhau ở mỗi trẻ. Cha mẹ không thể áp đặt dấu hiệu bệnh của trẻ này sang cho trẻ khác hoặc cho con mình. Cách duy nhất để cha mẹ có thể đánh giá được tình trạng tự kỷ ở con mình là phải tự mình nhận biết và hiểu rõ các dấu hiệu điển hình hay xuất hiện ở trẻ tự kỷ
Các dấu hiệu của trẻ tự kỷ điển hình bao gồm:
1. Kỹ năng xã hội: Trẻ tự kỷ thường tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm đến những người xung quanh kể cả bố mẹ.
– Không thích bất kỳ ai ôm ấp kể cả bố mẹ.
– Tỏ ra thờ ơ với những sự việc xảy ra ở xung quanh mình.
– Tỏ ra không quan tâm, hứng thú với đồ chơi
– Không sử dụng mắt để giao tiếp và cảm thấy thoải mái khi được ở một mình.
– Trẻ gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc của chính mình và hiểu cảm xúc của người khác. Trẻ không thích chia sẻ cảm xúc của mình với bất kỳ ai.
– Không thích chơi với những đứa trẻ cùng lứa tuổi.
2. Ngôn ngữ nói, viết, và giao tiếp: Khiếm khuyết trong cách giao tiếp là một trong những dấu hiệu cơ bản của trẻ tự kỷ
– Gần một nửa số trẻ tự kỷ không thích hoặc không thể nói chuyện. Số còn lại giao tiếp rất hạn chế trong một vài chủ đề hoặc chỉ sử dụng một vài từ ngữ quen thuộc.
– Một số trẻ tự kỷ xuất hiện hành vi nhại lời, lặp lại một vài từ hoặc cả câu một cách vô thức với giọng nói đều đều mà không hiểu ý nghĩa của câu mình nói.
– Gặp khó khăn khi hội thoại với người khác: không biết bắt đầu câu chuyện thế nào, không biết làm thế nào để tiếp tục cuộc hội thoại. Một số trẻ tự kỷ có thể nói liên tục về một chủ đề nhưng lại không hiểu mình đang nói gì cả.
– Gặp khó khăn trong việc giao tiếp không lời: trẻ không biết sử dụng cử chỉ như bắt tay, giơ tay chào, không biết cách sử dụng ánh mắt hay biểu cảm trên khuôn mặt để giao tiếp.
– Trẻ tự kỷ thường không hiểu được ý tứ của câu ví dụ không phân biệt được đâu là nói đùa đâu là nói mỉa mai mặc dù trẻ vẫn có thể hiểu được ý nghĩa các từ ngữ trong câu.
3. Hành vi lặp đi lặp lại:
– Trẻ có thể tự xoay tròn hoặc bật tắt công tắc điện hàng giờ mà không chán.
– Những hành vi rập khuôn như đung đưa, đi nhón chân, vỗ tay cũng rất hay xuất hiện ở trẻ tự kỷ.
4. Sự cứng nhắc trong lịch trình: Trẻ thích làm việc theo một lịch trình có sẵn, bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch trình đều khiến trẻ sợ hãi và lo lắng.
5. Trẻ to ra hào hứng đặc biệt với một vài chủ đề hạn hẹp: Trẻ có thể nói liên tục hoặc chăm chú vào một chủ đề ví dụ như máy làm kem, tàu hỏa...
6. Thích thú đặc biệt với một bộ phận của vật: Trẻ tự kỷ chỉ quan tâm tới một phần hoặc bộ phận của vật chứ không thích toàn bộ vật đó ví dụ như trẻ thích cái bánh xe ô tô nhưng lại không thích cả cái xe.
7. Thoái lui phát triển: Đối với một số trẻ, dấu hiệu tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ còn sơ sinh nhưng một số trẻ khác vẫn phát triển bình thường cho đến khi hai tuổi thì các kỹ năng mà trẻ đã có sẽ bị thoái hóa dần.
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản nhất hay xuất hiện ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý, ở một số trẻ những biểu hiện này khá rõ ràng nhưng ở một số trẻ khác thì biểu hiện này có thể mơ hồ hơn khi trẻ còn ở giai đoạn đầu của bệnh do mức độ tổn thương ở não bộ ở từng trẻ là khác nhau. Chính sự bất thường ở những vùng não bộ chịu trách nhiệm về hành vi, ngôn ngữ, tư duy....đã khiến trẻ tự kỷ có những biểu hiện như trên. Vì vậy để cải thiện những biểu hiện trên ở trẻ tự kỷ thì các bác sĩ, chuyên gia luôn nhấn mạnh việc phải kết hợp các phương pháp giáo dục hành vi với việc phải chú ý chăm sóc, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ của trẻ. Tại Việt Nam, các bác sĩ tại BV Nhi Trung ương cũng đang ứng dụng mô hình này trong việc điều trị cho trẻ tự kỷ. Ngoài các giờ trị liệu ngôn ngữ, trị liệu hành vi thì các bé hiện đang được điều trị tại BV còn được các bác sĩ chú trọng bổ sung vi chất và năng lượng cho não bộ bằng cách uống TPCN cốm Vương Não Khang. Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài tại BV Nhi Trung Ương, TPCN cốm Vương Não Khang đã nhận được sự tin tưởng của các y bác sĩ tại đây. Sản phẩm cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết nhất cho não bộ của trẻ, vừa giúp trẻ ngủ ngon hơn lại giúp trẻ tăng cường khả năng tương tác, tính tập trung và khả năng học hỏi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét