Tư duy phê phán - CRITICAL THINGKING - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tư duy phê phán - CRITICAL THINGKING

Thông thường người ta chia thành hai nhóm người—tích cực và tiêu cực. Nhưng đó chỉ là cách chia cho tiện; thực ra nó không rách ròi như vậy, bản thân ai cũng vừa tích cực vừa tiêu cực, chỉ là khuynh hướng nào mạnh hơn trong thời điểm nào đó mà thôi. 

Ta nên rèn luyện tư duy tích cực để có cách nhìn tích cực... Một trong những câu hỏi ta hay gặp khi nói đến tư duy tích cực (positive thinking) là: “Đôi khi ta cũng cần phải phê phán chứ?

Vậy Critical thinking là gì? Critical thinking: tạm dịch là tư duy phê phán, là một phương thức suy nghĩ rất được chú trọng ngày nay. Đây là cách suy nghĩ đặt trọng tâm vào nghi vấn—đánh dấu hỏi tất cả các vấn đề, các kết luận, các dữ kiện, các phương pháp làm việc cho đến khi ta thỏa mãn với độ chính xác của tất cả các điều này và đi đến một kết luận xác đáng nhất. 

Và nếu nói đến nghi vấn và phê phán tức là nói đến việc phải mang cái xấu (và cái tốt) ra mà mổ xẻ. Mà nói đến cái xấu thì có người nghĩ rằng như vậy có vẻ không tích cực.
 
Critical thinking (tư duy phê phán) và positive thinking (tư duy tích cực) đều rất cần thiết và có thể đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau. 


Positive thinking chỉ ra một thái độ sống, hơn là một phương thức suy nghĩ, còn Critical thinking là một phương thức suy nghĩ hơn là thái độ sống. Ta có thể dùng critical thinking với một thái độ tích cực, hoặc với một thái độ tiêu cực.
 
Critical thinking là một phương pháp phân tích để tìm hiểu một vấn đề thật kỹ còn Positivie thinking cho ta một thái độ tích cực
 khi ta phân tích, tìm hiểu sự việc, vấn đề đó. Tư duy tích cực là chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế giới của mình. 

Thế giới của mình là cơ thể và đầu óc của mình, gia đình mình, bạn bè mình, những công việc mình làm, những người mình giao tiếp hằng ngày. Mình chủ động tích cực để biến thế giới đó và những người trong thế giới đó trở thành vui vẻ hơn và tích cực hơn một tí thay vì cứ sống theo lối phản ứng "xuôi chèo, mát mái" - gặp người vui thì vui, gặp người cau có thì cau có - tức là làm cho thế giới của mình chao đảo, mình phải  chủ động giữ thế giới của mình an vui, tích cực luôn luôn. 

Điều này, trên phương diện triết lý, có thể gọi là duy tâm, tức là dùng tâm thức của mình để quản lí mình và môi trường sống của mình.
Chúc các bạn một ngày vui vẻ 

(Trích Kỹ năng sống - Đọt chuối non)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét