Giá Đâu Đó Có Người Đợi Tôi - Phần 13 - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Giá Đâu Đó Có Người Đợi Tôi - Phần 13

Chúng ta đang ở đó. Quận VI của Paris.   
  
Khu phố nơi chúng ta gặp gỡ bao nhiêu nhà văn thì cũng sẽ gặp bấy nhiêu nữ nhân viên làm theo hợp đồng. Giữa cuộc đời.
Tôi thấy nao núng.    
  
Tôi thấy đau ở bụng, đau ở gan, đau ở trogng cẳng chân, tôi vã mồ hôi hột và chiếc quần lót có giá… quan cảu tôi mắc vào khe giữa hai mông.       Tình cảnh mới hay hớm làm sao.

ôi lạc đường, không tài nào tìm thấy tấm biển ghi tên phố, nhìn hướng nào cũng thấy những phòng trưng bày nghệ thuật châu Phi và không có gì giống với một chiếc mặt nạ châu Phi bằng một chiếc mặt nạ châu Phi khác. Tôi đâm ghét nghệ thuật châu Phi.   
   Cuối cùng tôi đã tìm ra.     
Người ta bắt tôi bình tĩnh chờ đợi.     
 
Tôi tin là tôi sẽ ngất ra đó, tôi hít thở theo cách người ta đã dạy chúng tôi trong các lớp tiền sản. Nào… bình… tĩnh… lại…
gồi thẳng người lên đi nào. Hãy quan sát. Quan sát bao giờ cũng có ích. Hít vào. Thở ra.
Chị thấy ổn chứ?      
- Ồ… vâng, vâng… tôi ổn.      
- Ông ấy đang có một cuộc hẹn nhưng sẽ không lâu đâu, ông ấy sẽ không trễ hẹn với chị đâu…
- Chị dùng một tách cà phê chứ?      
- Không. Cảm ơn. (Ê này Chiếc máy nhỏ, cô không thấy là tôi đang buồn nôn hay sao? Chiếc máy nhỏ ơi, làm ơn giúp tôi với, một cái tát, một cái xô, một cái chậu, một viên Spasfon[48],một cốc coca thật lạnh… bất kỳ thứ gì. Tôi van cô đấy.)      
Một nụ cười. Cô ấy nở với tôi một nụ cười.
Sự thực, đó là bản tính tò mò. Không hơn không kém.      
Ông ta muốn gặp tôi. Ông ta muốn biết mặt mũi tôi trông ra sao. Ông ta muốn xem nó giống với cái gì.
Tất cả chỉ có vậy.   
   
Tôi sẽ không kể về cuộc trò chuyện. Trong lúc này, tôi đang chữa trị căn bệnh mẩn ngứa của tôi với hắc ín gần như nguyên chất và thật ra không cần phải có thêm vị thuốc đó làm gì nếu dự vào màu sắc bồn tắm của tôi. Vậy nên tôi sẽ không kể đâu.     
 
Mà thôi, dẫu sao cũng cứ kể qua một chút vậy: đã có lúc, con mèo (để biết thêm chi tiết, mời nghía lại chân dung mèo Lucifer trong truyện Lọ Lem) đang nhìn con chuột giãy giụa từ phía giữa những móng vuốt sắc nhọn của mình, con mèo đang chế giễu “… con chuột mình săn được có thuộc hàng tỉnh cũng chẳng sao…”, con mèo cứ thong dong nhởn nhơ, rốt cuộc đã buột ra một câu:
- Nghe này, không giấu gì cô, trong bản thảo cô gửi đến cho chúng tôi có những điểm rất thú vị và cô đã thể hiện một phong cách nào đó, thế nhưng (tiếp đó là không ít những suy nghĩ, nhận xét về giới văn nghệ sĩ nói chung và cái nghề xuất bản vốn nghiệt ngã nói riêng)… Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi không thể tiến hành nhiều chuyện và căn cứ vào những lý do chính đáng ấy, cô sẽ dễ dàng hiểu được những chuyện đó bao gồm cả việc cho in bản thảo của cô thành sách. Bù lại, tôi thiết tha mong sẽ được dõi theo sát sao công việc sáng tác của cô và cô nên biết rằng tôi sẽ luôn dành cho nó sự chú tâm lớn nhất. Thế đấy.
Thế đấy.     
Thật ngu xuẩn.
Tôi vẫn ngồi đó. Lần này cũng vậy. Không một lời nào khác.      
Ông ta đứng dậy khỏi ghế (những cử chỉ khoáng đạt và oai vệ), tiến về phía tôi, làm ra vẻ muốn bắt tay tôi… Nhưng vì thấy tôi không có bất kỳ phản ứng nào, lại làm ra vẻ chìa tay ra cho tôi bắt… Vẫn không thấy bất cứ phản ứng nào từ phía tôi, lại làm ra vẻ muốn nắm tay tôi mà bắt… Vẫn không thấy có bất kỳ…
- Xảy ra chuyện gì vậy? Thôi nào… đừng tỏ ra chán nản như thế chứ, cô biết đấy, được ra sách ngay từ bản thảo đầu tiên là chuyện rất hiếm gặp. Cô biết là tôi đặt lòng tin ở cô cơ mà. Tôi cảm thấy chúng ta sẽ cùng nhau làm nên chuyện lớn. Mà tôi cũng đâu có giấu cô chuyện tôi tin tưởng ở cô.       Thôi ngay cái trò đùa cợt khoa trương ấy đi. Ông không thấy là tôi đang kẹt cứng sao.
- Nghe này, tôi thấy làm tiếc. Tôi không biết mình bị làm sao nữa, nhưng tôi không tài nào nhấc người lên được. Như thể tôi không còn chút sức lực nào nữa vậy. Chuyện này mới ngu ngốc làm sao.
- Cô có hay gặp phải hiện tượng này không.      
- Không. Đây là lần đầu tiên.
Cô thấy đau không?      
- Không. Thực ra cũng hơi đau một chút nhưng đó lại là chuyện khác.      
- Thử cử động các ngón tay xem nào.      
- Tôi không thể.      
- Cô chắc chứ?
- Ồ … vâng.      
Hai ánh mắt giao nhau một lúc lâu, theo lối hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại.     
- (bực dọc) Cô cố tình làm vậy hay sao thế?      
- (vô cùng bực dọc) Nhưng chắc chắn là không phải thế, ông nhìn mà xem!!!      
- Cô có muốn tôi gọi một bác sĩ đến đây không?     
- Không, không, rồi sẽ qua thôi.      
- Đúng vậy, nhưng vấn đề là ở chỗ, tôi ấy mà, tôi còn có những cuộc hẹn khác… Cô không thể cứ ngồi lì ra đó được
- Thử lần nữa xem nào.      
- Chẳng ích gì.      
- Chuyện này là thé quái nào vậy!      
- Tôi không rõ… ông muốn tôi phải thế nào nữa đây? … Có lẽ là chứng thoái hoá khớp, hay một dạng phản xạ phát sinh từ cảm xúc quá mãnh liệt chẳng hạn.      
- Nếu tôi nói: “Thôi được rồi, đồng ý, tôi sẽ cho in bản thảo của cô thành sách… Cô sẽ đứng dậy được chứ?”      
- Dĩ nhiên là không rồi. Ông coi tôi là loại người nào vậy? Bộ dạng tôi trông u mê ngây dại đến mức ấy sao?   
   - Không, nhưng ý tôi là nếu tôi thực sự sẽ cho in bản thảo của cô thành sách ấy?...      
- Trước hết, tôi sẽ không tin lời ông nói đâu… mà này, hượm đã, không phải tôi cố tình làm thế này để cầu xin lòng thương hại của ông, tôi bị tê liệt, ông hiểu được sự khác biệt đó chứ?      
- (hai bàn tay thon dài đưa lên xoa mặt) Và chuyện này nên xảy ra cho chính tôi mới phải… Chúa ơi…
- (nhìn đồng hồ đeo tay của mình) Nghe này, bây giờ tôi sẽ cho di chuyển cô khỏi đây, bởi vì tôi thực sự cần dùng đến phòng làm việc của mình…             Và chính ông ta đẩy tôi ra ngoài hành lang như thể tôi đang ngồi xe lăn, chỉ trừ một điều tôi không phải đang ngồi trong một chiếc xe lăn và rằng đối với ông ta, chuyện này chắc chắn phải tạo ra một sự khác biệt đáng ghét… Tôi tĩnh tâm lại rất nhanh.      
Chịu đựng đi, ông bạn. Hãy kiên nhẫn chịu đựng.
- Giờ thì chị muốn một tách cà phê chứ?     
- Vâng. Rất sẵn lòng. Cô thật tử tế quá.      
- Chị chắc là không cần tôi gọi bác sĩ chứ?    
- Không, không. Cảm ơn. Chuyện này tự đến thì khắc sẽ tự đi thôi.
- Người chị co hết lại rồi kìa.      
- Tôi biết chứ.    
  Machinette không bao giờ có một mẩu giấy nhắc việc màu hồng nào dán trên điện thoại.Trước kia, cô ấy đối với tôi dễ mến bởi vì đó vốn đã là một cô gái dễ mến.      
Ngày hôm đó, có lẽ tôi đã không mất tất cả.      
Đúng vậy. Người ta không thường xuyên có dịp ngắm một người con gái giống như cô y trong nhiều giờ liền.    
  Tôi thích chất giọng của cô ấy.      
Thỉnh thoảng, cô ấy ra hiệu cho tôi để tôi cảm thấy bớt cô độc hơn.      
Và rồi những chiếc máy tính cá nhân im bặt, những chiếc máy trả lời tự động được khởi động, đèn đóm tắt ngúm và những ngăn làm việc dần vãn người.      
Tôi nhìn tất cả bọn họ ra về, người này nối tiếp người kia và tất cả đều nghĩ rằng tôi ngồi đó là vì tôi có hẹn gặp. Nghe mới khó tin làm sao.
Cuối cùng Yêu Râu Xanh cũng rời khỏi hang để khiến những kẻ đang tập tọng viết lách phải khóc lóc van xin thảm thiết:      
- Cô vẫn còn ở đây sao!!!     
- …       - Nhưng tôi phải làm gì với cô bây giờ?     
- Tôi không biết.     
- Nhưng giá mà tôi biết được nhỉ. Tôi sẽ gọi cho cấp cứu hay cứu hoả và chỉ cần chưa đến năm phút, họ sẽ giúp sơ tán cô khỏi đây! Dẫu sao thì cô cũng không có ý định ngủ lại đây đấy chứ?!     
- Không, đừng gọi ai cả, làm ơn đi… Rồi nó sẽ tự lỏng ra thôi, tôi cảm thấy thế…       - Hẳn là thế rồi, nhưng tôi còn phải đóng cửa văn phòng, cô cũng hiểu điều ấy mà, phải không?      
- Cho tôi xuống vỉa hè với.
Hẳn bạn nghĩ là không phải ông ta đưa tôi xuống. Ông ta đã gọi hai nhân viên chạy vặt đang loanh quanh gần đó. Hai gã cao lớn và điển trai, hai kẻ tay sai mình đầy hình xăm, để khiêng chiếc kiệu của tôi.
Mỗi gã cầm một tay ghế, nhấc bổng lên rồi nhẹ nhàng đặt tôi vẫn gắn chặt với cái ghế xuống chân toà nhà.      
Quá sức đáng yêu.
Ngài chủ bút tương lai-trước đây của tôi, người đàn ông lịch lãm luôn tin tưởng vào tôi trong thì tương lai ấy, đã hồ hởi vẫy tay chào từ biệt tôi.
Ông ta đi xa dần và nhiều lần quay lại nhìn, vừa nhìn vừa lắc đầu như để thoát khỏi một cơn ác mộng, ông ta không tin được chuyện đó, thực sự không tin chút nào.      
Ít ra ông ta cũng sẽ có chuyện để kể cho mọi người nghe trong bữa tối.      
Chính vợ ông ta sẽ được hài lòng. Riêng tối nay, ông ta sẽ không khiến bà phải ngán đến tận cổ với cơn khủng hoảng của ngành xuất bản nữa.
Lần đầu tiên trong ngày, tôi cảm thấy dễ chịu.      
Tôi nhìn những nhân viên phục vụ của nhà hàng ở vỉa hè đối diện đang hối hả quanh những chiếc bàn có trải khăn với hoạ tiết cải hoa nồi, họ có phong cách làm việc hết sức nề nếp (giống hệt những truyện ngắn của tôi, tôi nghĩ thế và nhếch mép cười khuẩy), nhất là một người mà tôi chiếu tướng kỹ càng nãy giờ.
Đích thị là dạng bồi bàn kiểu Pháp chuyên gây rối loạn hệ hóc môn của những phụ nữ Mỹ mập ú vận đồ thể thao hiệu Reebok.      
Tôi đã hút một điếu thuốc tuyệt ngon, chậm rãi nhả khói và quan khát khách bộ hành.
Gần như hạnh phúc (với một vài chi tiết cũng gần đạt đến mức đó, ví như sự hiện diện của một cột tính tiền đậu xe phía bên phải tôi đang bốc mùi nước đái chó khai nồng nặc).      
Tôi đã ngồi như vậy mà chú tâm suy suy ngẫm về thảm hoạ của mình trong bao lâu?      
Tôi không rõ.
Nhà hàng đang lúc đông khách và người ta nhìn thấy những cặp đôi ngồi bên bàn kê ngoài hiên đang cười phá lên và uống rượu vàng màu phớt đựng trong những chiếc ly hình cầu.      
Tôi không thể ngăn mình có ý nghĩa thế này:
… có thể trong một cuộc đời khác, ngài chủ bút của tôi sẽ đưa tôi đến nhà hàng nay dùng bữa trưa “bởi lẽ làm vậy sẽ tiện hơn”, cũng khiến tôi cười phá lên và đề nghị gọi một loại rượu vang ngon hơn loại vang Côteaux de Provence kia… sẽ giục tôi viết thật mau cho xong cuốn tiểu thuyết này “chín chín một cách lạ lùng đối với một người phụ nữ ở tuổi cô…” rồi khoác tay tôi, tiễn tôi đến tận một trạm chờ taxi. Ông ta sẽ khoe khoang đôi chút để để quyến rũ tôi…      
… chắc chắn là trong một cuộc đời khác.
Mà thôi… không phải chỉ có thể thôi đâu, nàng Marguerite ạ, nhưng chỗ quần áo cần là đang chờ tôi…      
Tôi đã kéo mạnh chiếc quần jean của mình và đứng bật dậy, rồi tôi tiến thẳng về phía một thiếu nữ xinh đẹp rực rỡ đang ngồi trên bệ của bức tượng Bá tước Auguste.
Hãy nhìn cô ấy mà xem.     
Đẹp, khêu gợi, thanh nhã, với cặp giò không chê vào đâu được và hai măt cá mịn màng, cái mũi hếch, vầng trán dô, bộ dạng hung hăng và kiêu hãnh.       Khắp người chằng chịu đồ phụ kiện tết bằng sợi dây mảnh và những hình xăm.      
Môi tô son màu đen và móng tay móng chân cũng sơn màu đen.      
Một cô gái khác thường.     
Cô ấy đều đặn ném ánh mắt tức tối sốt ruột về phía con phố kế bên. Tôi nghĩ là người bạn trai của cô ấy đã trễ hẹn.      
Tôi đưa cho cô ấy tập bản thảo của tôi:      
- Này, tôi nói, quà cho cô đấy. Để cô thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. Tôi tin là cô ấy đã cám ơn tôi nhưng tôi không chắc chắn về điều ấy lắm, bởi lẽ cô ấy không phải là người Pháp!... Ngao ngán bởi chi tiết này, suýt nữa tôi đã lấy lại món lễ vật tuyệt vời của mình và rồi… làm vậy có ích gì kia chứ, tôi tự nhủ, và trong lúc xa rời nó, tôi thậm chí còn cảm thấy hài lòng.      
Bản thảo của tôi từ giờ trở đi đã nằm trong tay người thiếu nữ xinh đẹp nhất trần đời.      
Điều đó đã an ủi tôi.
Chút ít.

HẾT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét