Facebook làm chúng ta cảm thấy không hạnh phúc như thế nào - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Facebook làm chúng ta cảm thấy không hạnh phúc như thế nào


Maria Konnikova là tác giả của sách bán chạy nhất (theo danh sách uy tín của “The New York Times): “Mastermind: How to think like Sherlock Holmes” (tạm dịch là: “Làm thế nào để có thể suy nghĩ như Sherlock Holmes”). Cô ấy có bằng Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Columbia)
Không ai trong số chúng ta tham gia vào cộng đồng Facebook để nhận sự buồn bã hay cô đơn. Nhưng trong một nghiên cứu mới từ trường Đại học Michigan, nhà tâm lý học Ethan Kross đã cho thấy Facebook ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc của chúng ta. Trong hơn hai tuần, Kross và những đồng nghiệp của cô đã gửi tin nhắn văn bản đến 82 người dân ở Ann Arbor 5 lần trong 1 ngày. Nhóm nghiên cứu muốn biết: Những đối tượng mà họ nghiên cứu cảm thấy như thế nào? Họ bồn chồn, cô đơn ra sao? Tần suất sử dụng Facebook? Và họ thường xuyên tương tác trực tiếp với những người khác như thế nào bởi những tin nhắn trước đó? Kross đã nhận thấy rằng: Số lượng người sử dụng Facebook trong khoảng thời gian giữa hai tin nhắn càng nhiều, thì điều đó càng nói lên cảm giác hạnh phúc và hài lòng của họđang giảm xuống. Từ những dữ liệu nghiên cứu, Kross đã chỉ ra: Facebook đang làm họ cảm thấy không hạnh phúc.
Một nghiên cứu về bản chất của Internet, và cụ thể là Facebook – hỗ trợ cho kết luận của Kross đó là: Vào năm 1998, Robert Kraut – một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Carnegie Mellon, đã đưa ra nhận định: sử dụng Internet càng nhiều thì chúng ta càng cảm thấy cô đơn và chán nản. Sau khi lên mạng lần đầu tiên, cảm giác hạnh phúc và liên kết với xã hội sẽ bị giảm như một hàm của mức độ thường xuyên sử dụng Internet.
Không phải là vốn dĩ những người cô đơn – họ sử dụng mạng xã hội nhiều hơn những người bình thường,hoặc có thể nói theo như một đánh giá gần đây của 75 cuộc nghiên cứu là: “Hầu hết các đặc tính cá nhân của những người sử dụng Facebook và những người không sử dụng Facebook là không khác nhau.” (Nathan Heller đã viết về sự cô đơn trong một tạp chí năm ngoái.) Tuy nhiên, theo một cách nào đó, Internet dường như đã làm cho chúng ta cảm thấy bị tách biệt. Một phân tích của 40 cuộc nghiên cứu vào năm 2010 cũng xác nhận lại xu hướng này. Sử dụng Internet có một ảnh hưởng bất lợi đáng kể lên sức khỏe và cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Một thí nghiệm đã kết luận rằng: Facebook thậm chí còn có thể gây nên những rắc rối trong mối quan hệ tình cảm bởi nó làm tăng cảm giác ghen tuông.
Một nhóm nghiên cứu khác cho rằng cảm giác đố kỵ cũng tăng lên khi sử dụng Facebook: Nếu thời gian bạn dành để theo dõi Facebook (đọc những tin tức mới liên tục được cập nhật trên facebook) nhiều hơn là việc chủ động tạo nên nội dung và kết nối với nó, thì cảm giác ghen tỵ với người khác càng tăng. Những ảnh hưởng này được đưa ra bởi Hanna Krasnova và những đồng nghiệp của cô, đây là kết quả của một hiện tượng tâm lý xã hội nổi tiếng, đó là So sánh xã hội (Social comparision). Và nó còn tệ hơn nữa bởi có một sự tương tự tổng quát giữa mạng xã hội và con người (đối tượng so sánh là những người cùng trang lứa có cùng lý tưởng và sở thích, muốn học hỏi về những thành công mà người khác đạt được trong hoàn cảnh khó khăn). Trong một đánh giá gần đây về những ảnh hưởng của Facebook, nhà tâm lý học Beth Anderson và đồng nghiệp của cô đã chứng tỏ rằng: sử dụng Internet có thể nhanh chóng làm cho chúng ta bị nghiện, nó kèm theo một cảm giác tiêu cực dai dẳng, và hơn thế nữa nó còn có thể làm cho chúng ta cảm thấy ghét Internet bởi chính lý do mà chúng ta bắt đầu với nó. Chúng ta muốn biết về cuộc sống của những người khác và đồng thời cũng muốn chia sẻ cuộc sống của chúng ta với họ, nhưng thông qua quá trình chia sẻ thông tin này, chúng ta có lẽ sẽ bắt đầu cảm thấy bực bội về cuộc sống của người khác và cả những hình ảnh của chúng ta nữa – những gì mà chúng ta đã và đang luôn làm theo như một thói quen. Nhà tâm lý học Samuel Gosling đã nói:”Điều này có thể nói là: những điều mà chúng ta cảm thấy hấp dẫn, lôi cuốn, cuối cùng lại là những gì làm cho chúng ta cảm thấy nhàm chán”, bà là người có cuộc nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, những động lực đằng sau mạng xã hội và sự chia sẻ.
Tuy nhiên, theo như hầu hết các phát hiện trên Facebook, lập luận ngược lại cũng được chú ý không kém. Vào năm 2009, Sebastián Valenzuela và những đồng nghiệp của ông đã đi đến một kết luận trái với Kross, rằng: sử dụng Facebook làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Họ cũng nhận thấyFacebook làm gia tăng niềm tin và liên kết xã hội, thậm chí nó còn khuyến khích chúng ta tham gia chính trị. Phát hiện của Valenzuela hoàn toàn phù hợp với những gì mà các nhà tâm lý học xã hội đã được biết đến lâu nay về đặc tính của xã hội, như Matthew Lieberman đã lập luận trong cuốn sách “Social: Why our brains are wired to connect” của ông ấy, mạng xã hội là cách chúng ta chia sẻ thông tin, và chia sẻ kinh nghiệm thành công đi kèm một cuộc chạy đua về tâm sinh lý. Kết quả là, sự phổ biến của truyền thông xã hội đã cơ bản thay đổi cách chúng ta đọc và xem: chúng ta nghĩ chúng ta sẽ chia sẻ thông tin như thế nào, và chia sẻ nó với ai. Chỉ mới nghĩ đến việc chia sẻ thành công thôi cũng đã kích hoạt trung tâm xử lý phản xạ của não, thậm chí trước cả khi chúng ta thực sự chia sẻ một điều gì đó.
Sự kết nối xã hội ảo thậm chí còn có thể cung cấp cho chúng ta một bộ đệm chống lại sự căng thẳng và tổn thương: Trong một nghiên cứu vào năm 2009, Lieberman và những đồng nghiệp của ông đã chứng minh rằng những tác nhân kích thích sự đau đớn sẽ giảm khi một người phụ nữ nắm tay bạn trai của họ hoặc là nhìn vào bức ảnh của anh ấy; trên thực tế tác dụng làm lu mờ sự tổn thương của những bức ảnh mạnh gấp hai lần những va chạm vật lý. Bằng cách nào đó, các yếu tố về khoảng cách và trí tưởng tượng (một đại diện tinh thần thay cho những điều thực tế) – những gì mà nhà tâm lý học Wendi Gardner và Cindy Pickett gọi là “social snacking” (tạm dịch là “món ăn vặt xã hội”), chúng có tác dụng gây mê.
Chìa khóa để hiểu tại sao những nghiên cứu có uy tín lại có sự bất đồng rõ rệt trong câu hỏi “Facebook đã tác động đến trạng thái cảm xúc của chúng ta như thế nào?”, có lẽ đơn giản là chỉ cần nhìn vào những gì mà chúng tathực sự đã làm ở trên Facebook. “Điều phức tạp đó là: Trên Facebook tồn tại rất nhiều thứ – và những đối tượng khác nhau đang sử dụng Facebook vì những điều khác nhau trong rất nhiều thứ đó. Không chỉ vậy, họ còn đang thay đổi mọi thứ, bởi vì họ đang thay đổi chính họ”, Gosling nói vậy. Một nghiên cứu năm 2010 từ trường Đại học Carnegie Mellon đã phát hiện ra rằng: khi chúng ta có sự tương tác trực tiếp với người khác, chẳng hạn như viết lên tường (wall), gửi tin nhắn, hoặc nhấn nút “thích (like)” hình ảnh của họ – thì cảm giác có sự liên kết và vốn xã hội chung giữa chúng ta với những người đó sẽ tăng lên, trong khi cảm giác cô đơn thì lại giảm xuống. Nhưng khi chúng ta sử dụng Facebook đơn giản là chỉ để tiêu thụ rất nhiều thông tinmột cách thụ động, thì Facebook lại có tác dụng ngược lại, nó làm giảm cảm giác kết nối và tăng cảm giác cô đơn.
Trong một cuộc thí nghiệm không liên quan gì với nghiên cứu trên, từ trường Đại học Missouri, một nhóm những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một biểu hiện vật lý của những hiệu ứng trên.Khi nghiên cứu những người có tương tác với các trang web, 4 điện cực đã được gắn ở khu vực ngay phía trên lông mày và ngay phía dưới mắt của họ, đã ghi lại biểu hiện khuôn mặt (trong một phương pháp được gọi là điện cơ trên khuôn mặt). Khi các đối tượng tham gia thử nghiệm đã tích cực sử dụng Facebook, phản ứng sinh lý cho thấy có một sựgia tăng đáng kể trong cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, khi họ duyệt web một cách thụ động, những tác động tích cực sẽ biến mất.
Điều này phù hợp với một nghiên cứu được tiến hành đầu năm nay bởi John Eastwood và đồng nghiệp của ông tại Đại học York trong một phân tích tổng hợp (meta-analysis) về sự nhàm chán. Và kết quả là điều gì đã làm chúng ta nhàm chán và không vui? Sự quan tâm. Khi sự quan tâm của chúng ta được kết nối một cách chủ động, chúng ta sẽ không cảm thấy nhàm chán; khi chúng ta đánh mất sự kết nối, sự nhàm chán sẽ bắt đầu và tiếp diễn sau đó. Theo như công việc của Eastwood, cùng với kết quả nghiên cứu gần đây về tính đa nhiệm của phương tiện truyền thông, chúng ta càng chú tâm đến nhiều thứ thì khả năng kết nối một cách có ý nghĩa càng giảm xuống, và chúng ta càng trở nên bất mãn.
Nói một cách khác, thế giới với sự kết nối liên tục và các phương tiện truyền thông (như biểu hiện của Facebook) chính là kẻ thù tồi tệ nhất của mạng xã hội: trong mỗi nghiên cứu phân biệt hai dạng trải nghiệm Facebook, đó là chủ động và thụ động, đã chỉ ra rằng: trung bình chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển qua các tin tức mới (newsfeeds) thay vì chủ động kết nối với nội dung. Đây có lẽ chính là lý do tại sao những nghiên cứu tổng quan về Facebook thường cho thấy những ảnh hưởng bất lợi lên cảm xúc của chúng ta (chẳng hạn như trong trường hợp những người dân ở Ann Arbor trong nghiên cứu của Kross). Nhu cầu về những điều quan tâm của chúng ta đã dẫn chúng ta đến việc sử dụng Facebook một cách thụ động hơn là chủ động. Và cho dù đó là phương tiện truyền thông nào đi chăng nữa, những trải nghiệm thụ động ắt hẳn sẽ chuyển sang cảm giác mất kết nối và chán nản.
Trong một nghiên cứu đang diễn ra, nhà tâm lý học Timothy Wilson đã phát hiện ra rằng: những sinh viên đại học bắt đầu “phát điên” chỉ sau một vài phút trong một căn phòng không có điện thoại và không có máy tính. Ông ấy nói: “Mọi người nghĩ chúng ta nên dành thời gian để làm chính bản thân mình vui. Nhưng chúng ta không thể. Chúng ta đã quên mất nó như thế nào.” Bất cứ khi nào có chúng ta thời gian trống, Internet là giải pháp nhanh chóng và hấp dẫn nhất, nó ngay lập tức lấp đầy khoảng trống đó. Chúng ta đang cảm thấy chán nản, dạo quanh Facebook và Twitter càng làm cho chúng ta chán hơn. Trên thực tế, sự quan tâm của chúng ta, một cách ngày càng thường xuyên hơn, nó đang dẫn chúng ta đi theo một con đường không thích hợp và không làm chúng ta cảm thấy hài lòng. Tránh xa Facebook sẽ không thay đổi thực tế đó.Và theo cách nghĩ này, Facebook không phải là vấn đề, mà nó là một triệu chứng.
Photograph by Luong Thai Linh/EPA/Corbis
Dịch: Thanh Tân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét