Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới


Tài năng thiên bẩm như thần Eros
Vào hơn 250 năm trước, nước Áo đã đón nhận một sinh linh mới ra đời, người sau này trở thành nhạc sĩ nổi tiếng nhất, thành công nhất và là thần đồng bị khai thác triệt để nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới- Wolfgang Amadeus Mozart. Ngay từ năm 6 tuổi, với tài năng thiên bẩm hiếm có của mình, Mozart đã kiếm tiền nhiều gấp 60 lần người cha của mình, khi đó là một nhạc sỹ cung đình. Nhiều người khi đó đã gọi ông với cái tên “Thiên tài của thiên tài”.
Mozart khi còn nhỏ...
Mozart tập đánh đàn clavico khi lên 3 tuổi. 5 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác và học violin cùng với cha. Khi ông bố nhanh chóng nhận ra thiên tài của con trai, ông đã buộc Mozart làm việc cật lực, và áp đặt cho con mình một kỷ luật sắt. Ông đã làm tất cả để mang lại cho con trai những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải hy sinh nghề nghiệp và sự riêng tư của mình. Mới 6 tuổi, Mozart đã được mời trình diễn tại thủ đô Vienne của nước Áo, trước mặt Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình. Ở đó, người ta đã bịt mắt để thách đố cậu trình diễn, rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím, tuy nhiên Mozart vẫn hoàn thành xuất sắc tác phẩm của mình. 

Việc chơi nhạc đối với Mozart ngay từ tấm bé cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.

Những người theo chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19 lại coi Mozart là thần Eros, người có bản năng thiên bẩm và hoàn hảo từ khi còn nhỏ. Họ coi ông là tấm gương mẫu mực để dạy con cái, mong chúng bộc lộ tài năng từ tấm bé.
... và khi trưởng thành.

Không chỉ để lại cho thế giới một kho tàng tác phẩm đồ sộ và vô giá gồm 626 tác phẩm lớn nhỏ, ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, người ta đã phát hiện ra âm nhạc của thiên tài Mozart còn có khả năng trị liệu. Thế giới hiện đại ngày nay đã dùng nhạc của ông để chữa bệnh đau đầu, bệnh Alzheimer, thậm chí hy vọng giúp trẻ em thông minh hơn bằng cách cho chúng nghe khi còn ở trong bụng mẹ. 

Người có cái chết “phức tạp” nhất thế giới
Vì là một nhà soạn nhạc vĩ đại, một thiên tài của thiên tài nên cái chết vào năm 35 tuổi của Mozart đã bị mang ra mổ xẻ “tơi bời”, đến nỗi sự ra đi đột ngột của ông còn được ví như là người có cái chết "phức tạp" nhất thế giới. Trong suốt 218 năm qua kể từ khi Mozart qua đời, người ta vẫn không thôi tranh cãi về nguyên nhân khiến ông từ giã cõi đời sớm như vậy. 

Wolfgang Mozart qua đời tại Vienna ngày 5/12/1791, khi mới 35 tuổi. Hồ sơ khai tử khi ấy chỉ thấy ghi một kết luận hết sức chung chung là ông chết vì bị sốt cao. Việc mổ tử thi đã không được thực hiện. Trước khi lìa đời khoảng 15 ngày đã có những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện như sốt cao, nổi ban, phù chi, đau nhức toàn thân và rối loạn tâm lý. Theo sử sách lúc bấy giờ, Mozart được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang St.Mark ở ngoại thành Vienna.7 năm sau, theo chủ trương bốc mộ của chính quyền để dành chỗ chôn người mới, tất cả đều được cải táng. Vì là mộ tập thể, không thể xác định hài cốt nào của Mozart. Từ đó, hài cốt Mozart được phân tán đi đâu không ai rõ và cho đến giờ chưa ai tìm thấy được một mảnh hài cốt nào được xác định chính xác là của Mozart. 

Năm ngày trước khi qua đời, Mozart bị sốt cao. Vị bác sĩ điều trị cho ông đã cố gắng làm giảm nhiệt độ thân thể ông nhưng ngay sau đó Mozart bị đột quị và rơi vào tình trạng hôn mê, một ngày sau nhạc sĩ thiên tài ra đi mãi mãi. Lời đồn rằng, sinh thời Mozart bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nhạc sĩ đã dùng thủy ngân như là một dược phẩm và có lẽ thủy ngân đã dần dần hủy hoại thân thể ông. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời đồn thổi. 

Một giả thuyết khác gây sốc hơn về cái chết của nhà soạn nhạc vĩ đại này: Chết vì ngoại tình(?). Theo những gì mà dư luận khi đó bàn tán thì đương thời Mozart được mời dạy nhạc cho một quý bà xinh đẹp. Người chồng của quý bà này đối đãi rất hào phóng và tử tế với Mozart. Nhưng Mozart đã cám dỗ Maria Magdalenda, tên của người phụ nữ này. Khi người chồng phát hiện ra sự tình, anh ta đã đột nhập vào nhà Mozart và hành hạ ông. Cùng thời gian này Mozart cũng đang mang bệnh nên không thể chịu nổi cơn đòn ghen của kẻ đang điên lên vì bị cắm sừng.
Không chỉ bị mổ xẻ chuyện ngoại tình, một nguyên nhân khác được đưa ra sau cái chết của Mozart chính là việc ông đã sốc khi biết tin bị… cắm sừng. Một số học giả phương Tây ngày nay cho rằng người con trai thứ 6 của ông với người vợ có tên là Constanze thực ra là con của kẻ khác. Mà “kẻ khác” ở đây chính là một trong những học trò theo học của Mozart. Theo nhiều giả thuyết đưa ra, do ghen tức với tài năng của người thầy nên ngoài việc dụ dỗ vợ thầy, Franz Xavier Zyusmeir- tên của người học trò kia đã hạ độc chính thầy giáo của mình(?). 

Năm 1999, trên tạp chí "Biên niên sử ngành nội khoa" ngày 18/8 của Hà Lan có đưa ra một giả thuyết mới khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ tử vong xung quanh thời điểm Mozart qua đời tại Vienna từ 11/1791 - 1/1792 và so sánh với các nguyên nhân tử vong khác trong những năm trước và sau đó. Kết quả cho thấy vào thời điểm Mozart qua đời, tại Vienna xảy ra một dịch bệnh nhiễm trùng khuẩn cầu chuỗi, gây sốt, sưng phù nề và dẫn tới tử vong, đặc biệt ở nam thanh niên.

Theo những người gần gũi với Mozart được chứng kiến những ngày cuối đời của ông, nhà soạn nhạc thiên tài chỉ phát bệnh không lâu trước khi chết, trong đó có các triệu chứng điển hình như phù nề, đau lưng, sốt phát ban. Đây là các triệu chứng cho thấy Mozart có thể đã tử vong vì căn bệnh viêm khí quản do nhiễm khuẩn cầu chuỗi dẫn tới viêm cầu thận cấp tính. Giới khoa học cho rằng mặc dù đây chưa phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân cái chết của Mozart, song nó rất đáng quan tâm.

Chết là do không tắm nắng?
Mặc dù đã có hàng trăm giả thuyết phân tích về cái chết của Mozart nhưng sau hơn hai thế kỷ, cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart vẫn là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong một công bố gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco cho biết: Nếu nhà soạn nhạc vĩ đại Wolfgang Amadeus Mozart dành một vài phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày, có thể ông sẽ không qua đời sớm. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để...  tắm nắng. 

Theo William B.Grant thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco, Mỹ và Stephen Pilz thuộc Đại học Y khoa Graz, Áo, ánh sáng mặt trời hiếm hoi cùng với thói quen làm đêm của Mozart đã khiến cơ thể ông thiếu vitamin D. 

Trong giả thuyết được đưa ra ở trên, các nhà nghiên cứu viết rằng ở vĩ độ của thủ đô Vienna, 48 độ bắc, nơi Mozart cư ngụ lúc sinh thời, “không thể tạo vitamin D từ ánh sáng cực tím B suốt 6 tháng trong năm”. Họ cũng nói rằng Mozart sáng tác chủ yếu vào ban đêm. Rất có thể mức 25-hydroxyvitamin D trong máu quá thấp đã góp phần gây ra cái chết của ông. Khả năng này cũng có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm như sốt, đau cổ họng và cảm lạnh mà Mozart đã bị từ năm 1762 - 1783, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5.

Mozart bị ốm yếu trong nhiều năm liền. Việc thiếu hụt vitamin này có thể đã khiến ông dễ dàng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là một vài tháng của mùa đông, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Họ đưa ra giả thuyết rằng, ngày Mozart qua đời ở tuổi 35 (5.12.1791) là rơi vào giai đoạn 2-3 tháng mùa đông, khi các tia cực tím B ở mức thấp nhất.
Theo Người đưa tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét