Cách đọc sách siêu tốc - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Cách đọc sách siêu tốc


Đọc sách nghe ra tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Hiếu Học sẽ cùng các bạn tìm cách để đọc sách hiệu quả với sự hứng thú và lôi cuốn nhé!
Tạo cho mình một thói quen thích đọc
Để có được thói quen này thì bạn phải thật sự là người ham thích học hỏi và khám phá. Bởi vì, bạn biết mình được gì khi ôm khư khư cuốn sách trên tay để đọc nó cho hết.
Đọc sách gì?
Đó là những sách cần thiết cho bạn. Bạn say mê lĩnh vực nào thì bạn sẽ tìm hiểu các loại sách đó. Sách cũng có rất nhiều loại và mỗi loại có một đặc trưng khác nhau. Do đó, chúng ta phải lựa chọn những cuốn sách vừa hay vừa phù hợp với công việc học tập hay làm việc của mình để khi đọc xong chúng ta sẽ lĩnh hội được nội dung mà nó truyền tải.
Đọc như thế nào?
Điều này thì cần phải chú ý nhiều hơn. Mỗi chúng ta có những sở thích và cách làm việc khác nhau, vì vậy cách đọc sách cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, theo cách nghĩ của Hiếu Học vẫn có những điểm chung nào đó cho các bạn, chẳng hạn:
- Cầm một cuốn sách thì hãy đọc lướt qua về nội dung của nó xem nó viết gì và đoạn nào là trọng tâm hơn cả. Bạn hãy coi phần mục lục để thấy được toàn bộ kết cấu cũng như bố cục của cuốn sách. Thông qua các tiêu đề chúng ta sẽ nắm được sơ lược về toàn bộ cuốn sách. Ở mỗi đoạn thường đặt câu chủ đề, bạn cũng đọc nhanh ở phần đó để hiểu ý của các đoạn. Cuối mỗi chương thường có những tiểu kết nhỏ về nội dung của chương, bài hay mục. Đọc phần này coi như bạn đã hiểu được phần đó có nội dung là gì, rất nhanh mà lại không bị nhàm chán khi ngồi đọc từ đầu tới cuối.
- Bạn có thể đọc to hay đọc nhỏ là tuỳ vào bản thân bạn sao cho thoải mái nhất để có thể tiếp thu nội dung sách. Nếu bạn đọc nhỏ không thành tiếng thì bạn có thể tập trung nhiều hơn để suy nghĩ về nội dung mình đọc. Còn nếu đọc to mà bạn vẫn hiểu về nội dung và ý nghĩa cuốn sách thì tại sao lại không?
- Khi đọc sách, các bạn nên tạo cho mình thói quen đánh dấu những phần “khác thường” như in nghiêng, in đậm hay những từ ngữ “đắt giá” của cuốn sách. Bởi vì, ở những điểm nhấn đó nội dung thường đặc sắc và thú vị rất nhiều.
- Các bạn hãy cố gắng tập trung khi đọc sách nhé. Làm bất kỳ điều gì cũng vậy chứ không riêng gì việc đọc sách. Chỉ khi chúng ta tập trung vào việc mình đang làm thì hiệu quả nó sẽ cao hơn và chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian hơn. Và như thế bạn sẽ không phải đọc lại nhiều lần trên cùng một cuốn sách.
- Hãy hiểu nội dung mà cuốn sách truyền tải. Đọc sách là để tìm kiếm thông tin và ý nghĩa của những điều mà mình quan tâm. Do vậy, bạn cố gắng hiểu ý nghĩa, nội dung trong từng câu chữ và có thể đặt các câu hỏi rồi tự mình trả lời. Nếu làm như vậy bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy.
- Khi đọc sách cũng nên có sự biến đổi. Có đoạn chỉ cần đọc lướt qua cũng có thể hiểu nội dung của nó nhưng cũng có đoạn phải nghiền ngẫm suy nghĩ thì mới thấy được “cái hồn” và những đều  ý nghĩa nhất.
Nên nhận xét sau khi đọc
- Bạn phải đánh giá mức độ hay dở của cuốn sách mình vừa đọc. Nội dung của nó thế nào, có gì mới mẻ không? Văn phong có gì đáng lưu ý… với cách làm này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều về kỹ năng đọc sách.
- Mỗi cuốn sách hay đều có nội dung hấp dẫn. Vì thế, bạn có thể ghi lại nội dung của nó vào một cuốn sổ tay để khi cần thiết bạn chỉ cần coi lại mấy dòng tóm lược đó.
- Vốn từ vựng của bạn sẽ ngày càng giàu hơn khi các bạn tiếp cận nhiều hơn với sách vở, báo chí. Với những kỹ năng đọc như thế này, hy vọng chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn khi đọc sách.
Chúng ta không nên đếm xem  mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách mà hãy chú ý vào việc mỗi cuốn sách mình đã thu về những gì. Đó là một số điều về kỹ năng đọc mà Hiếu Học muốn chia sẻ với các bạn trong thời buổi mà thông tin mạng bùng nổ cũng như sách báo luôn có sẵn. Nếu bạn có một phương pháp đọc hiệu quả, một kỹ năng thu lượm và tìm kiếm thông tin thì Hiếu Học tin rằng bạn sẽ nhận được nhiều kiến thức bổ ích.
Kim Tuyến (hieuhoc.com)


 Đọc sách sao cho hiệu quả .
 Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.
- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.
- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại.
- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.
- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.
- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.
- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.
- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.
- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.
Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người.

 Cách đọc sách nhanh!



Đôi lúc bạn sẽ phải đối diện với một chồng sách đồ sộ, với hàng ngàn trang dày kín chữ. Làm thế nào để rèn luyện khả năng đọc sách nhanh hiệu quả nhất, sau đây là một vài gợi ý. Trước hết là những sai lầm về chuyện đọc sách.

1/ Đọc theo trình tự: Đọc sách không phải là một đường thẳng như bạn nghĩ để bạn miệt mài từ trang đầu tiên đến cuối cùng. Hãy chủ động trong việc tìm thông tin cần đọc trong cuốn sách, bởi đôi khi chính tác giả cũng viết những phần đầu sau khi đã hoàn tất những phần sau mà.
2/ Đọc từng chữ: Thuở nhỏ, chúng ta đọc từng chữ cái, phát âm nó lên, cuối cùng rồi chúng ta cũng có thể đọc được cả chữ. Vậy thì tại sao chỉ dừng lại ở đó. Hãy rèn luyện cách đọc cả cụm từ, cả câu, rồi cả đoạn.

3/ Đọc là một công việc miệt mài tốn nhiều thời gian: Không hẳn. Đọc có thể rất vui vẻ và nhanh chóng. Thực vậy, đọc nhanh cũng giống như đua xe vậy, rất hứng thú.
4/ Giữ gìn sách thật cẩn thận, không tì vết. Thể hiện bạn là một người yêu sách, nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Bạn sẽ thấy những lời khuyên dưới đây sẽ tàn phá vẻ nguyên sơ của cuốn sách. Nhưng sách là của cá nhân, vậy thì bạn cũng nên cá nhân hóa tối đa để phục vụ cho công việc của mình. Đừng quá e dè với việc cá nhân hóa quyển sách.
5/ Mọi phần cuốn sách đều giá trị như nhau: Sai lầm này sẽ tồn tại cho đến khi bạn đặt tên viết một quyển sách của riêng mình. Bạn sẽ thấy có những phần “nhồi” thêm, minh họa, hay thậm chí cả chương của quyển sách đơn giản vì nhà xuất bản khăng khăng đòi vậy. Hãy chọn lấy những phần giá trị.

6/ Đọc nhanh làm giảm sự ghi nhớ: Thực tế là, đọc nhanh sẽ làm tăng sự ghi nhớ và khả năng lĩnh hội của người đọc. CHUẨN BỊ ĐỌC
MỘT, LOẠI BỎ MỌI XAO NHÃNG. Loại ra tất cả những thứ mà đầu óc bạn có thể nghĩ tới bên cạnh nội dung quyển sách. Đang có người nói chuyện, TV, chỗ ngồi không thoải mái, nhạc xập xình (OK, OK, tôi biết có nhiều người nói họ học tốt hơn với tiếng nhạc, nhưng quên nó đi, bạn đang nghe nhạc tốt hơn với việc học đó). Hãy nghiêm túc loại bỏ tất cả những thứ đó. Lái xe đến siêu thị với tốc độ 25 dặm/giờ thì bật nhạc vừa đi vừa nghe được, nhưng chẳng có tay đua xe nào bật nhạc khi đang ở 210 dăm/giờ cả.

HAI, TÔI MUỐN GÌ? Tại sao phải đọc cái này? Đây là loại sách gì? Đọc tìm tài liệu cho bài luận hay đọc cho vui? Trước khi mở quyển sách ra, hãy dành 1 phút để xác định mục đích thật sự. Mỗi mục đích đọc khác nhau sẽ quy định bạn đọc nó như thế nào.
BA, DÀNH 10 PHÚT CHO PRE-READ. Dành 10 phút hoặc ít hơn để đọc qua toàn bộ quyển sách. Hãy thử làm điều này nếu bạn chưa bao giờ làm. Đọc sách cũng như chơi xếp hình vậy, bày nó ra tất cả, rồi lắp từng mảng vào cho đến khi hoàn chỉnh. Đọc bìa sách, hay những đánh giá của sách, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản. Di chuyển đến phần Mục lục và bạn đã có thể nắm được sơ qua toàn bộ những nội dung mà mình sắp tìm hiểu. Xem qua những hình ảnh, sơ đồ, bảng tóm tắt, trích dẫn hay tất cả những tiêu đề lớn.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét