Dạy con từ thủa còn thơ, càng chóng nên người - hocviensong

Latest

Ad Section

BANNER 728X90

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Dạy con từ thủa còn thơ, càng chóng nên người


Dạy con là một vấn đề lớn, là trách nhiệm thiêng liêng đối với gia đình, xã hội và cuộc đời. Có nhiều cách dạy trẻ, nhưng theo tôi, không gì bằng việc dạy cho trẻ ngay từ lúc còn thơ nhỏ

Thương yêu con cái là bản năng, nhưng dạy con nên người lại cần đến lý trí
Con cái là kết quả của tình yêu giữa cha và mẹ. Thương yêu con cái là bản năng. Nhưng dạy con nên người lại cần đến lý trí.

Tuy nhiên, việc dạy con không hề đơn giản. Thường các cặp đôi yêu nhau hoặc mới cưới đều không hề chuẩn bị việc dạy con như thế nào, chỉ sinh con ra và dạy theo cảm tính, chủ quan, không có phương pháp, không khoa học và cũng không đúng đạo lý.


Muốn dạy trẻ nên người, trước khi sinh con, cha mẹ còn thói hư tật xấu nào thì phải cố sửa và thay đổi.Nhiều nghiên cứu cho thấy, môi trường đứa trẻ sinh sống quyết định tính cách của đứa trẻ chứ không phải gen của cha mẹ chúng. Sống trong gia đình cha mẹ hung dữ, con cái cũng có xu hướng như vậy. Do đó, muốn con nên người, cha mẹ cũng phải luôn cố gắng để hoàn thiện mình.
Ông bà ta có câu: "Cha mẹ sinh con trời sinh tính". Sự thật, theo nhà Phật, con cái là duyên nghiệp của cha mẹ, là một chúng sinh nào đó đầu thai. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều đứa trẻ sinh ra có tính cách, sở thích không hề giống với cha mẹ của chúng. Tùy từng trường hợp mà cha mẹ có những cách dạy bảo khác nhau.

Dạy cho trẻ biết cách vâng lời, xin phép và báo cáo
Tuy nhiên, phải đảm bảo dạy cho trẻ đủ hai yếu tố là đạo đức và tài năng. Trong đó, đạo đức là gốc, tài năng là ngọn. Có đạo đức ắt sẽ có tài năng. Nhưng có tài năng mà không vun bồi đạo đức thì sẽ thất bại.Ở đây, đạo đức chính là Vô ngã, dạy con như thế nào để bản ngã nhỏ lại thì cha mẹ sẽ thành công.
Dấu hiệu của đạo đức thể hiện ở việc đứa trẻ biết vâng lời người lớn, không làm theo ý thích của mình, làm việc gì cũng xin phép, làm xong thì báo cáo.

Có những lúc cha mẹ chiều theo ý thích để trẻ nhận được tình thương yêu của cha mẹ.Tuy nhiên, tình thương yêu phải đúng liều, đúng lúc, nếu không sẽ trở thành thuốc độc giết chết con mình.
Yếu tố Vô ngã trong đạo Phật còn thể hiện ở việc dạy cho trẻ biết nhường nhịn người khác, khi bị bố mẹ hay thầy cô la mắng thì không tức giận, tự ái mà lại biết ơn.Trẻ nhỏ hiểu được việc sống không vì mình, phước sẽ tự thăng hoa, phát triển. Tuy nhiên, điều kiện để dạy trẻ vâng lời là các thành viên trong gia đình phải tốt, nếu không trẻ dễ bị lợi dụng, bức hại.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét