Không ít trẻ nhỏ luôn sợ sệt, lo lắng, thiếu tự tin mỗi khi gặp người lạ. Sự nhút nhát nếu không được khắc phục sớm, cùng năm tháng sẽ lớn dần cùnh với tính cách của trẻ. Với trở ngại này trẻ sẽ rất chật vật khi bước vào cuộc sống cần sự tự lập. Nếu không may con bạn nằm trong trường hợp này thì cần phải nhanh chóng giúp con phá bỏ vỏ bọc của chính mình, hòa nhập với môi trường bên ngoài. Sau đây là một số lưu ý giúp trẻ tự tin vào bản thân và không còn nhút nhát.
Cùng con vượt qua sợ hãi
Có rất nhiều trẻ sợ hãi khi phải ngủ một mình, sợ bóng tối, sợ đi học, bố mẹ hãy là chiếc cầu nối giúp con vượt qua những nỗi sợ hãi vô hình ấy. Hãy tạo ra những tình huống thân thuộc và hướng dẫn con vượt qua những tình huống ấy. Bố mẹ khuyến khích con tự giải quyết vấn đề, học cách đưa ra quan điểm, lý lẽ thuyết phục, từ đó giúp trẻ tự tin vào bản thân. Khi đến những địa điểm mới mẻ, gặp những người mới quen, con chưa thể hòa nhập cùng với cá bạn. Bố mẹ hãy chơi cùng con, dần dần để con hòa mình vào các bạn và từ từ lùi lại để con tập cách chơi cùng bạn.
Lắng nghe con nói
Bố mẹ là những người gần gũi, thân thiết nhất với con, vì vậy khi trò chuyện với bé, bố mẹ hãy khuyến khích con, lắng nghe khi con nói và quan tâm con bằng sự trìu mến. Có nhiều trường hợp, do bố mẹ quá bận rộn, nên thường phớt lờ, bỏ qua con, điều này lặp lại nhiều lần sẽ khiến con ít nói hơn, thu mình vào vỏ ốc của chính mình. Khi ra ngoài đám đông con cũng sẽ mang theo tâm lý đó và ngày càng co cụm, nhút nhát hơn. Hãy lắng nghe con nói để hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của con. Khuyến khích con phát huy điểm mạnh và cùng con khắc phục điểm yếu của chính mình. Càng cho trẻ giao tiếp nhiều, trẻ càng dễ mở lòng và quen hơn.
Hãy dạy con tính độc lập
Độc lập là một những tính cách cần thiết và vô cùng hữu ích cho trẻ. Thay vì làm tất cả cho con, bố mẹ hãy để con tập làm mọi việc phù hợp với khả năng của mình. Tự ăn cơm, tự làm vệ sinh cá nhân, tự xếp chăn màn, tự xếp quần áo, mang dầy dép,… Những việc tưởng chừng nhỏ bé này sẽ tạo cho con thói quen tự làm mọi việc, loại bỏ sự ỷ lại, phát triển tinh thần tự giác. Con tự giác độc lập từ những việc nhỏ thì con cũng cũng học được thói quen tự giác , độc lập với những việc lớn lao hơn.
Luyện tập phát biểu trước đám đông
Việc trẻ ít nói có liên quan đến sự nhút nhát ở trẻ. Khả năng diễn đạt những điều mình muốn nói một cách lưu loát sẽ giúp con tự tin vào chính mình, không còn co rúm trước đám đông. Ngay từ bé, bố mẹ hãy cho con thực hành giao tiếp ngôn ngữ với người lạ qua những câu chào hỏi, giới thiệu bản thân, nói lời cảm ơn khi được cho quà, được giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi có lỗi sai…Khi con đã bước vào ghế nhà trường cùng với sách vở trên lớp, bố mẹ có thể trao đổi với giáo viên của trẻ để giúp trẻ giao tiết tốt hơn trong lớp học.
Không nóng vội hay dán nhãn con
Việc con nhút nhát không thể cải thiện một cách nhanh chóng, quan trọng là bố mẹ nên kiên nhẫn với con. Đừng bao giờ chê trách trẻ, nếu bố mẹ cứ dán nhãn con, so sánh con với những trẻ khác, vô hình chung tạo áp lực khiến con căng thẳng hơn. Bố mẹ nên không nên để con với những hoạt động cô lập như: xem tivi, chơi game một mình mà nên khuyến khích con tham gia hoạt động tập thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét