Luôn có những bí kíp hay để bé tự học khi không có cha mẹ kè kè bên cạnh.
Bước vào lứa tuổi đến trường là bé bắt đầu làm quen với môi trường khác ngoài gia đình. Bé có nhiều điều mới mà bé phải học là thói quen tự học để lĩnh hội tốt nhất những kiến thức mà môi trường mới mang lại.
Vì sao bé cần tự học?
Bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học giỏi hơn người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dạy con để giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân. Một trong những khó khăn ấy là rèn cho con thói quen tự học.
Nhiều người lầm tưởng tự học đơn giản chỉ là con biết ngồi vào bàn học đúng giờ và hoàn thành các bài tập mà giáo viên trên trường giao cho. Tuy nhiên, không đơn giản như thế. Tự học chính là quá trình bé học cách tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của mình.
Bé có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở bé.
Bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học giỏi hơn người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dạy con để giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân. Một trong những khó khăn ấy là rèn cho con thói quen tự học.
Nhiều người lầm tưởng tự học đơn giản chỉ là con biết ngồi vào bàn học đúng giờ và hoàn thành các bài tập mà giáo viên trên trường giao cho. Tuy nhiên, không đơn giản như thế. Tự học chính là quá trình bé học cách tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của mình.
Bé có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở bé.
5 nguyên tắc giúp trẻ rèn thói quen tự học
1. Để trẻ tự xây dựng thời gian biểu
Thông thường, cha mẹ hay ép con vào một khuôn khổ nhất định do bản thân họ nghĩ ra, tuy nhiên liệu giải pháp đó có khả thi hay không? Ngược lại, vì quá bị ràng buộc nên nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, hay cáu gắt và đến một lúc nào đó, không bằng cách này hoặc cách khác, trẻ cũng sẽ cố gắng tìm cách thoát ra sự ràng buộc đó.
Vậy tại sao bạn lại không để trẻ tự do xây dựng thời gian biểu? Đối với trẻ lớp 1, bé đã có thể tự xây dựng thời gian biểu cho mình, điều này sẽ giúp các bé tự chủ động hơn cho công việc của mình. Phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.
2. Điều chỉnh bài vở theo năng lực của trẻ
Để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự của con mình đã đạt được chuẩn kiến thức chưa? Nếu đã hoàn thành xuất sắc, cần tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao.
Trường hợp con bạn chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng không nên giao nhiều bài tập mà chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.
3. Đừng từ chối hoặc cáu bẳn trước các câu hỏi của bé
Lứa tuổi mầm non và cấp 1, trẻ thường rất hiếu động và luôn hỏi các câu hỏi như vì sao, thế nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận công việc nên khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì sinh bực mình, quát mắng con trẻ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sợ hỏi của con bạn, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.
Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con mọi lúc mọi nơi, không nên trả lời “không biết” đối với trẻ. Khi không tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể nói với con cùng mình đi tìm câu trả lời.
4. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi
Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.
Một bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với nhiều câu hỏi, phụ huynh cũng nên yêu cầu bé giải đáp trước để kiểm tra xem cách nhìn nhận vấn đề của trẻ có đúng với thực tế hay không, sau đó phụ huynh mới diễn giải cho trẻ nghe ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
5. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dã ngoại cùng với gia đình hoặc với bạn bè để trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi những kiến thức ngoài sách vở.
Cha mẹ cũng nên để trẻ trồng cây xanh, tham gia các lớp ngoại khóa để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng đội nhóm…
Vậy tại sao bạn lại không để trẻ tự do xây dựng thời gian biểu? Đối với trẻ lớp 1, bé đã có thể tự xây dựng thời gian biểu cho mình, điều này sẽ giúp các bé tự chủ động hơn cho công việc của mình. Phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.
2. Điều chỉnh bài vở theo năng lực của trẻ
Để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự của con mình đã đạt được chuẩn kiến thức chưa? Nếu đã hoàn thành xuất sắc, cần tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao.
Trường hợp con bạn chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng không nên giao nhiều bài tập mà chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.
3. Đừng từ chối hoặc cáu bẳn trước các câu hỏi của bé
Lứa tuổi mầm non và cấp 1, trẻ thường rất hiếu động và luôn hỏi các câu hỏi như vì sao, thế nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận công việc nên khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì sinh bực mình, quát mắng con trẻ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sợ hỏi của con bạn, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.
Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con mọi lúc mọi nơi, không nên trả lời “không biết” đối với trẻ. Khi không tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể nói với con cùng mình đi tìm câu trả lời.
4. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi
Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.
Một bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với nhiều câu hỏi, phụ huynh cũng nên yêu cầu bé giải đáp trước để kiểm tra xem cách nhìn nhận vấn đề của trẻ có đúng với thực tế hay không, sau đó phụ huynh mới diễn giải cho trẻ nghe ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
5. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dã ngoại cùng với gia đình hoặc với bạn bè để trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi những kiến thức ngoài sách vở.
Cha mẹ cũng nên để trẻ trồng cây xanh, tham gia các lớp ngoại khóa để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng đội nhóm…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét